#

#

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 - BUỔI 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH - TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỮ LIỆU NHỎ

#gvkinhte 10-01-2023
2268 Views

Chiều ngày 09/01/2023, TS Nguyễn Thị Minh Chi đã có buổi chia sẻ với sinh viên các nhóm nghiên cứu khoa học về chủ đề Phương pháp nghiên cứu định tính - Tầm quan trọng của dữ liệu nhỏ.

Tiếp nối Chuỗi chương trình “ Đồng hành cùng sinh viên nghiên cứu khoa học”,  chiều ngày 09/01/2023, Khoa Kinh tế đã tiếp tục chuỗi chương trình nghiên cứu khoa học sinh viên với chủ đề “ Nghiên cứu định tính - Tầm quan trọng của dữ liệu nhỏ". Buổi chia sẻ đã thu hút được sự tham gia của các nhóm nghiên cứu khoa học và các giảng viên quan tâm đến chủ đề này.

Trong buổi chia sẻ, TS. Nguyễn Thị Minh Chi – Giảng viên Khoa Kinh tế đã trao đổi, hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu định tính: Quy trình nghiên cứu, các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu định tính như cách đặt câu hỏi, phương pháp lắng nghe,....

Hoạt động 1. Khởi động. Sinh viên và giáo viên thực hiện khảo sát các bạn tham gia để hiệu sơ lược về dữ liệu; Sinh viên và giáo thiệu giới thiệu bản thân

Hoạt động 2. Giới thiệu về nghiên cứu định tính. Với việc sử dụng các câu chuyện thực tế ,TS Minh Chi đã giới thiệu qua về khái niệm nghiên cứu định tính cũng như lối tư duy trong nghiên cứu (quy nạp, diễn dịch) cũng như phân biệt cơ bản về nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Bên cạnh đó để hiểu rõ được bản chất về nghiên cứu, sinh viên được trải nghiệm hoạt động mô tả "Như nó là".

Hoạt động 3: Trải nghiệm thực tế để hiểu rõ đặc điểm của nghiên cứu định tính, các nguồn tư liệu và kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu định tính. Giảng viên kể các câu chuyện về lý do chuyển đổi sản xuất của Lego để sin viên hình dung về tầm quan trọng của dữ liệu nhỏ, minh hoạ bằng hình ảnh về các kỹ thuật nghiên cứu để sinh viên hình dung ban đầu về đặc  điểm của các kỹ thuật nghiên cứu. Bên cạnh đó sinh viên còn được trải nghiệm về kỹ thuật lắng nghe sâu;  thực hiện hoạt động 2 liệt kê 2 sự thật và 1 lời nói dối để các ban khác đoán; và ghi lại những hiểu biết của mình về ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật nghiên cứu thực địa.

Với việc sử dụng phương pháp mới trong quá trình hướng dẫn bằng cách tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động nhỏ nhằm bổ trợ cho việc tiếp cận nội dung, Cô Minh Chi đã hoàn thành buổi hướng dẫn trong sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên các nhóm nghiên cứu.


Chuỗi chương trình “ Đồng hành cùng sinh viên nghiên cứu khoa học” sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới với những chủ đề hướng dẫn sát với quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Slide buổi chia sẻ: https://drive.google.com/file/d/1Gv6pCVagWMnLjrlGoLlMuDgKwDJA6IWk/view?usp=sharing

----------------------

Hình ảnh và đưa tin: Đặng Thị Ly