#

GIỚI THIỆU

Triết lý giáo dục

#gvkinhte 19-02-2020
2954

Triết lý đào tạo xuyên suốt tại Khoa Kinh tế là gắn lý thuyết với thực hành. Triết lý này được thể hiện cụ thể thông qua:

Trong xây dựng chương trình đào tạo: Việc xây dựng các chương trình đào tạo phải gắn với thực tiễn và yêu cầu của xã hội, kết hợp hài hòa và cân đối về số lượng môn học và thời lượng giữa lý thuyết với thực hành. Thường xuyên rà soát, đánh giá chương trình trên cơ sở khảo sát ý kiến phản hồi của giảng viên, chuyên gia, sinh viên, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các đối tượng khác.

Trong hoạt động giảng dạy: Áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại như: trực quan, phân tích và xử lý tình huống, khuyến khích tư duy phản biện; kết hợp hài hòa những giờ giảng lý thuyết với thực hành và thực tế thông qua việc giải quyết các tình huống doanh nghiệp, tình huống kinh doanh… làm ví dụ minh họa. Đồng thời cho sinh viên tham gia thực hành tại các câu lạc bộ Marketing, câu lạc bộ kế toán để có thể ứng dụng ngay các kiến thức vào thực tiễn tại các đơn vị.

Trong nghiên cứu khoa học: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Ưu tiên thực hiện các đề tài xuất phát từ nhu cầu thực tế , giải quyết các vướng mắc từ phía doanh nghiệp hoặc đề xuất các mô hình kinh doanh, giải pháp kinh doanh. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và địa phương, gắn nghiên cứu khoa học với ứng dụng.

 - Trong hoạt động thực hành: Xem xét việc thực hành những điều được học từ lý thuyết vào thực tiễn là yếu tố cốt lõi trong chương trình đào tạo. Mỗi học phần giáo dục chuyên nghiệp có ít nhất 1 tín chỉ về việc thực hành các nội dung được học. Ngoài ra, chương trình đào tạo được thiết kế 11 tín chỉ sinh viên được tiếp cận thực tế tại doanh nghiệp ngay khi vừa hoàn thành các môn học năm 2 (kiến tập năm 2, với thời gian là 2 tuần), năm 3 (thực tập năm 3, 6 tuần) và năm 4 với thực tập tốt nghiệp (12 tuần).